Ngày hôm nay, thế giới không đủ lương thực để nuôi sống 7 tỷ người. Làm thế nào để thế giới có thể cung cấp đủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050?
Điều gì đã làm giá lương thực tăng và chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn nó?

Khủng hoảng lương thực đang diễn ra trên khắp thế giới. Giá cả tăng phi mã. Giá các loại lương thực cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ 1984. Giá cả thậm chí còn có thể tăng nữa nếu hạn hán tại Trung Quốc tiếp tục đe dọa mùa màng.

Lương thực đóng một vai trò nhất định trong sự bất ổn ngày càng tăng ở Trung Đông ( nhưng thật khó để nói được vai trò đó lớn như thế nào). Giá cao khiến thêm hàng triệu người phải đi ngủ với cái bụng lép kẹp hàng đêm.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 4 năm giá tăng cao như vậy. Các công ty đang rung chuông cảnh báo và nhóm G20 bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đặt vấn đề “an ninh lương thực” lên hàng đầu trong chương trình hành động của năm 2011.

Sự quan tâm này là đáng hoan nghênh. Nhưng việc tăng giá này chỉ là một phần của những lo ngại lớn hơn. Khi các nước tập trung vào lương thực, họ cần phải phân biệt được 3 mặt của vấn đề: cấu trúc, tính tạm thời, và sự không phù hợp. Thật không may, các nhà hoạch định chính sách cho đến nay hầu như không quan tâm đến vấn đề cuối và cũng chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề đầu tiên.

Những lý do chính của giá cao là tạm thời: hạn hán ở Nga và Achentina, lũ lụt ở Canada và Pakistan, việc hạn chế xuất khẩu của một số nước nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước nhưng lại làm tăng chi phí cho các nước khác, các nhà nhập khẩu hoảng sợ cuống cuồng mua hàng hóa để dự trữ.

Ảnh hưởng từ bên ngoài lĩnh vực nông nghiệp đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn: đống đô la yếu hơn đã làm tăng dự trữ bằng đồng bản tệ, dầu đắt đỏ đã làm tăng chi phí đầu vào( để sản xuất phân hóa học cần rất nhiều năng lượng, giá dầu tăng làm giá phân bón tăng).

Một số người đổ lỗi lầm cho yếu tố khác: đầu cơ. Điều đó đúng: việc tăng giao dịch tài chính làm cho giá cả dễ biến đổi, mặc dù bằng chứng không thuyết phục. Nhưng hoạt động kinh doanh không thể làm giá cả tăng lên trong 1 thời gian dài bởi vì có nhiều người mua tất nhiên sẽ có nhiều người bán. Điều này chưa dừng lại khi mà tổng thống Pháp Nicolas Sakozy, chủ trì nhóm G20, đang cố gắng thuyết phục câu lạc bộ các nước giàu phải thẳng tay dẹp bỏ những kẻ đầu cơ xấu.

Hiện tại có sự chuyển dịch cơ cấu lớn, chẳng hạn như sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng đến giá cả ít hơn ai đó vẫn nghĩ. Hai quốc gia Châu Á khổng lồ này đang có nhu cầu lương thực nhiều hơn ( đối với một số loại lương thực nhất định), nhưng cho đến nay họ vẫn tự đáp ứng được nhu cầu lương thực của mình và không cần phải trao đổi hay mua bán nhiều ( nhưng sẽ có sự thay đổi ngoạn mục nếu Trung Quốc phải nhập khẩu lúa mì năm nay).

Mặc dù, trong những thập kỷ tới, những yếu tố cơ bản như thế sẽ có ý nghĩa hơn. Những dự báo lạc quan cho rằng sản xuất lương thực sẽ tăng 70% vào năm 2050 để theo kịp tốc độ tăng dân số, sự bùng nổ của các đại đô thị tại các nước đang phát triển, những thay đổi trong chế độ ăn uống do sự giàu có và đô thị hóa tạo nên.

Nhu cầu tăng lên nhiều sẽ khó được đáp ứng do còn rất ít diện tích đất chưa được canh tác được đưa vào sản xuất nông nghiệp, không có thêm nước, và ở một số nơi sản lượng chỉ có thể tăng lên một chút bằng việc sử dụng nhiều phân bón hơn. Biến đổi khí hậu có thể làm cho những vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.

Lần đầu tiên kể từ những năm 1960, sản lượng lúa mì và gạo tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng dân số. Ngày hôm nay, thế giới không đủ lương thực để nuôi sống 7 tỷ người. Làm thế nào để thế giới có thể cung cấp đủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050?

Xuất phát điểm để giải quyết vấn đề này nghe có vẻ ngược đời: giá cao. Để cho 9 tỷ người có đủ lương thực vào năm 2050, thì các nước hiện đang sản xuất 1 tấn /1hecta sẽ phải sản xuất 2 tấn/hecta; một lượng lớn lương thực đang bị lãng phí tại các trang trại của các nước nghèo – khoảng hơn 1/3 tổng sản lượng lương thực đã có thể tiết kiệm được, các nhà cung cấp giống cây trồng sẽ phải dự trữ nhiều hơn.

Tất cả những điều này chỉ có thể đạt được khi mà thu nhập của người nông dân tăng lên do đó khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn. Nếu không đến năm 2050 sẽ không chỉ có 1 tỷ người đói( tương đương dân số Ấn Độ) mà sẽ là 2 tỷ người đói ( bằng 2 lần dân số Ấn Độ).

Điều này có thể làm được. Mục tiêu chính là giúp đỡ những người nghèo nhất là một phần của giải pháp. Chương trình cấp tiền mặt có điều kiện như chương trình Oportunidades của Mehico và Bolsa Familia của Braxin ( theo đó người mẹ sẽ nhận được tiền với điều kiện phải cho con đi học và khám sức khỏe) có thể thực hiện tốt: 70% số tiền của chương trình Bolsa đã được dùng để mua lương thực.

Để nâng cao sản lượng của các trang trại, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi một bài báo cho rằng câu trả lời cho vấn đề này chính là dỡ bỏ các hàng rào thương mại và bỏ các loại trợ cấp. Hàng rào thuế thấp hơn xung quang các nước giàu giúp tăng lượng hàng hóa xuất khẩu được của nông dân các nước nghèo.

Một hiệp định nhằm hạn chế các hàng rào thương mại có thể sẽ làm cho các nhà xuất khẩu phải nghĩ kỹ hơn trước khi làm rối loạn thị trường thế giới. Các nước sẽ phải loại bỏ mục tiêu về năng lượng sinh học, loại năng lượng đắt đỏ và phần nào đã bóp méo thị trường lương thực.

Chương trình trợ cấp Ethanol của Mỹ nói riêng là một sự vi phạm rõ ràng. Thậm chí việc mở cửa thị trường bán lẻ cho người nước ngoài tham gia cũng được coi là giải pháp tốt: những công ty như Walmart rất thành công trong việc đưa hàng hóa vào các siêu thị hơn là để nó thối nát trên các cánh đồng.

Mặc dù các chính phủ có thể làm được rất nhiều việc để loại bỏ những cách thức làm xáo trộn thị trường lương thực, về một khía cạnh nào đó họ cần phải làm nhiều hơn nữa bằng việc đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu trong nông nghiệp. Không giống như các loại trợ cấp nông nghiệp, nghiên cứu về nông nghiệp thực sự có hiệu quả.

Cách mạng Xanh đã bắt đầu với những nghiên cứu phổ thông. Chính điều này đã làm nên thành công của nền nông nghiệp Braxil. Các nước phương tây vẫn chưa rút ra được bài học. Họ đã giảm đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp tại các trường đại học và các cơ sở quốc tế.

Đây thực sự là 1 sai lầm khủng khiếp. Những nghiên cứu cơ bản về nông nghiệp có ích cho toàn thế giới – vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Một tỷ đôla giành cho nghiên cứu nông nghiệp có thể tạo ra nhiều tỷ các lợi ích trong việc nuôi sống con người và giải quyết được các cuộc khủng hoảng lương thực.

Các nước giàu cần phải tài trợ cho “CG system”, là một hệ thống các viện nghiên cứu được chính phủ hỗ trợ chuyên thực hiện việc nghiên cứu về gạo, lúa mì, ngô và gia súc. Và các nước mới nổi lớn cũng phải tham gia. Tuy nhiên các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga đã phàn nàn rằng họ đã không được tôn trọng một cách xứng đáng . Đây là một cơ hội để họ có sự tôn trọng đó bằng cách tham gia bảo hiểm cho các loại hàng hóa phổ biến toàn cầu. Họ cần phải đóng góp cho hệ thống CG ( như Meehico đã làm , tài trợ cho hệ thống bằng nguồn tài chính của mình) và thành lập rộng rãi hơn các viện nghiên cứu quốc gia. Thật chẳng có gì làm cho con người hạnh phúc hơn là những vụ mùa bội thu.

    Apply CV

    Vui lòng điền thông tin và đính kèm CV bên dưới, bộ phận HR sẽ liên hệ lại bạn sớm nhất.